
Usalt Bolt giành thêm HCV 200m: "Tia chớp" huyền thoại
Nhờ có Usalt Bolt và các đồng đội, cả thế giới đã ngả mũ kính phục trước quốc đảo nhỏ bé mà Dizzee Rascal nhắc đến. “Tia chớp” người Jamaica với những bước chạy lộng lẫy một lần nữa lại chinh phục đường đua giống như anh đã làm được ở nội dung 100m cách đây ít ngày. Khi gần về tới đích, Bolt giảm tốc độ, dường như để cảm nhận lâu hơn khoảnh khắc vinh quang của mình.

Nhưng bước chạy thoải mái khi về đích
- Bạn có biết? Khi Bolt chạy nước rút, mỗi bước chạy của anh chỉ mất có 0,05 giây. Điều đó có nghĩa là bàn chân của anh chỉ chạm xuống đất trong 2,05 giây nếu chạy 100m và 4,10 giây với cự ly 200m. Chiều dài sải chân của Bolt là 2,44m và anh mất khoảng 4 bước trong giây đầu tiên để đạt đến vận tốc lớn nhất. |
Lẽ ra trong bất kỳ một thời đại nào khác, Blake sẽ là một VĐV chạy nước rút đáng kinh ngạc, xứng đáng với những chiếc huy chương vàng lấp lánh mà chẳng có gì phải nghi ngờ. Nhưng không may mắn cho anh, đây là thời đại của Bolt. Mọi nỗ lực thách thức của Blake đều đã bị Bolt đánh bật trở lại.

Ăn mừng bằng cách... chống đẩy
Khi ngực của Bolt chạm đích, Blake là người đầu tiên đến chúc mừng chiến thắng của anh. Đó là lần thứ hai hình ảnh này diễn ra tại Olympic 2012. Đáp lại, Bolt gần như luôn bảo trợ cho đối thủ trẻ của mình bằng cách không để khoảng cách giữa họ trở nên quá xa. Lúc gần về đến đích, Bolt chủ động giảm tốc độ, cho phép Blake bắt kịp mình gần hơn. Về thứ ba cũng là một chàng trai người Jamaica, Warren Weir.
Nhiều người vẫn tự hỏi đằng sau vẻ ngoài tưng tửng, làm sao Bolt có thể giữ được sự tập trung tuyệt vời đến thế trong thi đấu? Có lẽ chỉ Bolt mới biết câu trả lời.
Đã có nhiều ý kiến cho rằng đầu óc Bolt có vấn đề khi chứng kiến anh nhiều lần có hành động khác thường. Nhưng từ góc độ cá nhân, Bolt không cho rằng mình loạn trí mà anh chỉ sống theo cách riêng của mình, hoàn toàn tự do.

Tạo dáng
Tất nhiên với những người yêu thích Bolt, cách anh ăn mừng chẳng hề có tâm lý kiêu căng. Anh gây chú ý khi mượn một chiếc máy ảnh rồi giả bộ động tác chụp ảnh trước ống kính của hàng loạt phóng viên. Anh chống đẩy, ôm bất kỳ ai ở gần mình, hôn gió và tươi cười… Một tác phong cực kỳ thoải mái dù anh vừa mới tạo nên một kỳ tích. Như vậy thì có gì là điên?
- Vì sao Bolt giảm tốc khi về đích? Lý do 1: Đài BBC gợi ý là do Bolt nhìn lên bảng điện tử và biết rằng anh sẽ không thể phá kỷ lục thế giới của chính mình nên không cố gắng thêm làm gì. Lý do 2: Giải Diamond League diễn ra hàng năm có quy định người phá kỷ lục thế giới sẽ nhận được phần thưởng 50.000 USD. Do đó, Bolt muốn “để dành” chờ đến khi giải đấu này diễn ra mới tự phá kỷ lục của chính mình để nhận thưởng. |
Và rồi tối qua, dù chưa đẩy bước chạy của mình lên đến giới hạn cuối cùng, nhưng cũng đủ để Bolt giành chiếc huy chương vàng đường chạy 200m. Với thành tích đó, anh trở thành VĐV đầu tiên bảo vệ thành công hai danh hiệu 100m và 200m tại đấu trường Olympic. Bằng tốc độ tia chớp, Bolt đã lật trang lịch sử tiếp theo để thách thức những thế hệ hậu bối của mình với 5 chiếc huy chương vàng Olympic trong sự nghiệp.

Chiến thắng tuyệt đối của Jamaica
Con số đó có thể là 6 nếu như tới đây, anh và các đồng đội tiếp tục chiến thắng nội dung 4x100m. Mà khả năng đó là rất cao.
Có 9 VĐV từng đoạt "cú đúp" thắng nội dung 100m và 200m trong cùng một kỳ
Olympic, nhưng đến tận bay giờ, Bolt mới là người đầu tiên bảo vệ thành
công cú đúp đó. - Archie Hahn (Mỹ): Vô địch Olympic 1904 (100m: 11s và 200m: 21,6s) nhưng thất bại tại Olympic 1908. - Ralph Craig (Mỹ): Vô địch Olympic 1912 (100m: 10,8s và 200m: 21,7s). Olympic 1916 không tổ chức vì chiến tranh thế giới thứ I. Thất bại tại Olympic 1920. - Percy Williams (Canada): Vô địch Olympic 1928 (100m: 10,8s và 200m: 21,8s). Vào bán kết nội dung 100m tại Olympic và thất bại ở nội dung 200m. - Eddie Tolan (Mỹ): Vô địch Olympic 1932 (100m: 10,38s và 200m: 21,2s). Thất bại 4 năm sau đó. - Jesse Owens (Mỹ): Vô địch Olympic 1936 (100m: 10,3s và 200m: 20,7s). Olympic 1940 không tổ chức vì chiến tranh thế giới thứ II. - Bobby Morrow (Mỹ): Vô địch Olympic 1956 (100m: 10,5s và 200m: 20,6s) nhưng thất bại tại Olympic 1960. - Valery Borzov (Liên Xô): Vô địch Olympic 1972 (100m: 10,14s và 200m: 20s). Giành HCĐ Olympic 1976 nội dung 100m và thất bại tại nội dung 200m. - Carl Lewis (Mỹ): Vô địch Olympic 1984 (100m: 9,99s và 200m: 19,80s). HCV Olympic 1088 nội dung 100m sau khi Ben Johnson bị phát hiện dùng chất cấm. Nội dung 200m giành HCB. - Usalt Bolt (Jamaica): Vô địch Olympic 2008 (100m: 9,69s và 200m: 19,3s). Bảo vệ thành công cả hai danh hiệu trên tại Olympic 2012. |